-
Thầy Nguyễn Mạnh Hùng với cụm từ khóa :
Phó giáo sư tiến sĩ sử học để phân biệt với nhiều nhà khoa học danh giá trùng tên– Thầy là người quen thuộc giới Giáo Dục, Văn Hóa, Lịch Sử
Thầy Nguyễn Mạnh Hùng với cụm từ khóa: Phó giáo sư tiến sĩ sử học để phân biệt với nhiều nhà khoa học danh giá trùng tên– Thầy là người quen thuộc giới Giáo Dục, Văn Hóa, Lịch Sử … Thầy xuất thân một phần trong dòng tộc triều Nguyễn, thuở nhỏ từng học chữ Hán, chữ Nôm, chữ Tây theo truyền thống gia đình Khi vào Đại học Sài Gòn – Ông đã sớm học chữ Nhật và đã ấn hành Bộ KANJI – HÁN NHẬT VIỆT Từ điển đầu tiên của Việt Nam, và Bộ Nhật Việt từ điển viết bằng bút lông từ trước những năm 1975.
Thầy cũng đã sớm phát hiện tại Sài Gòn một công trình đã từng bị lãng quên hàng trăm năm – Đó là KỸ THUẬT NGƯỜI ANNAM (Techniques du People Annamite) của Henri Oger - thực hiện tại Hà Nội 1908 – 1909 – Từ đây, Thầy đã viết luận án tiến sĩ sử học! Gần đây, Thầy vừa giới thiệu quyển La Cochinchine (Nam Kỳ ) của Marcel Bernanose như cách nhận diện một Xứ sở thời thuộc địa. Thầy cũng là người may mắn được tiếp cận với nhiều Giáo sư tại Hà Nội – trong số đó có Bốn Giáo sư Sử học được gọi là “Tứ Trụ Triều Đình”!. Thầy xin “tự cảm ” theo bài viết dưới đây! Xem Chi TiếtTIẾNG LÓNG (Phần 1)
Bài viết - PGS.TS. Sử học Nguyễn Mạnh Hùng
Tiếng lóng là một loại cấu trúc ngôn ngữ công cụ – có mặt trong đời sống cộng đồng nhân loại. Tùy theo nhận thức của từng dân tộc – từng quốc gia – tiếng lóng được định nghĩa theo cảm quan riêng – phần đông – là của những nhà Ngôn ngữ học, văn hóa học, nhà văn, nhà báo… Đặc biệt là những nhà Từ điển học – có thể hình thành một tập Từ vựng tiếng lóng. Trong trường hợp Việt Nam – “tiếng lóng” chỉ có mặt một phần trong nhiều loại từ điển phổ thông đầu tiên của Việt Nam -kể từ thời Pháp thuộc và trải qua nhiều phân khúc lịch sử – ít ra từ ngày ấn hành quyển Tự vị của Pierre Pigneau de Béhaine không kể đến các loại từ vựng Hán Nôm – trong đó có Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa – thế kỷ 16 -17 khó tiếp cận đến đại bộ phận công chúng – Các loại từ điển này được ký âm bằng chữ La tinh để tập hợp nhiều mục từ cơ bản được sắp xếp theo thứ tự an-pha-bê truyền thống của bảng chữ cái của nền văn minh La-Hy. Xem Chi Tiết
Tìm Đường Vào Thánh Địa Việt Nam Học (Phần 1)
Bài viết – PGS.TS Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG:
Nhiều nhà Việt Nam học đang nghĩ đến cách bảo tồn một số các giá trị văn hóa phi vật thể đã hóa thạch của dân tộc Việt Nam. Tất cả như trùm phủ lên một vùng không gian Thần Thánh hóa .
Cuối cùng, trong cuộc họp Quốc tế Việt Nam học tại Hà Nội năm 2015 đã ứng nghiệm theo cách gọi Hội thảo vào ngày bế mạc như khoác lên chiếc áo choàng Việt Nam học – đó là chiếc áo choàng khoác tên vùng đất gọi là Thánh địa Việt Nam học Xem Chi Tiết
H.7: Viện Viễn Đông Bác Cổ xưa. Nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia – Ảnh: Internet.
Tìm Đường Vào Thánh Địa Việt Nam Học (Phần 2)
2.0. Để bảo tồn di tích lịch sử của Thánh địa Việt Nam học
Giáo sư Nghiêm Thẩm (h.5) – Người thuyết trình vấn đề Bảo tồn di tích lịch sử đã lên tiếng: “Chúng tôi xin tham khảo và biên soạn lại theo đúng hành trình lịch sử với lý lịch vấn đề nhằm bảo tồn giá trị văn hóa học”. Qua đó, giáo sư cung cấp thông tin về lý lịch của các hiện tượng, các hành vi văn Hóa Xem Chi Tiết
Tìm Đường Vào Thánh Địa Việt Nam Học (Phần 3)
Bài viết – PGS.TS Sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG:
Giáo sư Nghiêm Thẩm mở đầu bằng cách nêu lên lý do về sự cần thiết xây dựng một cơ quan chuyên về “Sử học viện”.
Theo Giáo sư – Việt Nam trước thời Pháp thuộc đã từng có “Quốc Sử Quán” (h.10) để tàng trữ nguồn tư liệu lịch sử có “bút phê” của nhà Vua và nguồn thư tịch có liên quan đến lĩnh vực lịch sử . Quốc Sử Quán còn đảm trách vai trò không chỉ hình thành Bộ Sử Việt Nam mà còn có nhiệm vụ đính chính các vấn đề chính sự. Bên cạnh đó, còn thu thập các nguồn tư liệu địa phương các tỉnh, các vùng miền để hình thành “Bộ dư địa chí”. Xem Chi Tiết